Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Chúa Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel… Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Bên cạnh đó, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc.
Vậy còn ngày thứ 6, tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Ngoài ra, sự trùng hợp của nhiều sự cố xảy ra vào thứ 6 ngày 13 càng khiến nhiều người lo sợ. Điển hình là các vụ: Đắm tàu Costa Concordia, di tản hơn 4.000 người (năm 2012); Máy bay chở đội bóng bầu dục Uruguay đâm vào dãy Andes (năm 1972) ; Bão Bhola tấn công Bangladesh, ít nhất 300.000 người thiệt mạng (năm 1970); Điện Buckingham, Anh bị dội bom (năm 1940); Máy bay Nga chở 174 người gặp nạn, không một ai sống sót (năm 1972).
Quan điểm của các nhà chuyên môn về thứ 6 ngày 13
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học hữu thần và những nhà nghiên cứu tâm linh đã nỗ lực chứng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường như nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York (Mỹ) đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Theo đạo Hindu, các tín đồ tôn thờ chúa Shiva và Parvati vào ngày Trayodashi, ngày thứ 13 trong tháng Hindu.
Trong đạo Phật, có 13 vị Phật trong trường phái Shingon. Cuốn Đại Giải phóng Tây Tạng còn đề cập đến 13 dấu hiệu may mắn. Tại Ý và Trung Quốc, người ta sợ số 17 và 4 hơn số 13.
Một điều thú vị khi nhắc đến thứ 6 ngày 13 đó là số vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn và trộm cắp trong ngày này ít hơn so với các thứ 6 khác, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan năm 2008. Lý do là bởi nhiều người lo sợ nên ít đi ra ngoài trong ngày này.
Các việc không nên làm vào ngày thứ 6 ngày 13
Chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Không nên sợ hãi hay lo lắng về thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, trong tình hình dịch Covid-19 và lệnh giãn cách như hiện tại, bên cạnh việc không ra ngoài khi không có việc cần thiết, mọi người nên tránh làm những việc sau:
- Không nên xem Tử vi vào ngày này
- Không nên thay đổi giường ngủ hay két sắt vào ngày này
- Không nên cắt móng tay vào ngày này
- Không nên gây tâm lý hoang mang, sợ hãi và lo lắng cho bản thân mình cũng như người thân, cộng đồng do tuyên truyền những thông tin tiêu cực, gây ám ảnh về thứ 6 ngày 13.
Những việc nên làm vào ngày này
Điều nên làm đầu tiên là thả lỏng, thư giãn và nghĩ đến những điều tích cực nhất, cười thật nhiều vào thứ 6 ngày 13.
- Nên mở những bài hát, những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tích cực
- Nên tập thể dục vận động nhẹ vào buổi sáng thứ 6 ngày 13
- Làm nhiều việc thiện lành để cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh vui vẻ như trao nhau những nụ cười, ánh mắt trìu mến, cảm thông, nói những lời nói cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh để lan truyền và nhân bội năng lượng tích cực tăng hàm số may mắn.
- Nếu bạn đam mê kiếm tiền và đang kinh doanh thì sáng ra nên mở tiền ra ngắm nghía, tưởng tượng những điều tích cực và lên giây cót tinh thần.
- Tích phúc bằng việc chia sẻ những nội dung tích cực, may mắn và lành mạnh vào thứ 6 ngày 13 trên các phương tiện internet cá nhân như Facebook, zalo, line, viber, instargram, tiktok ví dụ như nụ cười toả nắng của bản thân, những hình ảnh đẹp về phong cảnh...
Linh Giang (ghi)
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
" alt=""/>Sự thật về thứ 6 ngày 13, những điều nên làm và không nên làm trong ngày này“Giải đố vui - Góp thêm gạo” là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi dự án hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội mùa dịch của VUS. Từ ngày 16/8/2021, các “giải đố viên” đã tích cực tham gia gameshow và chinh phục những câu hỏi kiến thức xã hội hấp dẫn để mang về số lượng gạo vượt mốc dự kiến.
Thời gian tới, VUS sẽ thay mặt người chơi gửi 20,65 tấn gạo tặng các hộ gia đình, cá nhân đang gặp khó khăn do Covid-19 tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, chương trình cũng tri ân tinh thần san sẻ yêu thương với top 10 người chơi xuất sắc nhất mỗi tuần bằng các phần quà hiện kim.
“Đây là một trong những chương trình ý nghĩa nhất mình đã tham gia trong mùa dịch này. Ngoài ra, mình cũng đánh giá khá cao về khả năng sáng tạo từ nội dung đến giao diện trò chơi. Quả là một trải nghiệm game đối kháng leo rank thật cool”, “giải đố viên” Lê Thanh chia sẻ.
Chương trình tổ chức online trên nền tảng thiết kế bởi VUS đã thu hút người chơi từ mọi miền tổ quốc. Hoạt động đã giúp các học viên, đội ngũ giáo viên và CBNV của VUS vừa bảo đảm an toàn mùa dịch, vừa có thêm hoạt động giải trí, thư giãn tại nhà nhưng vẫn có thể chung tay, chung lòng san sẻ với cộng đồng trước những âu lo hiện hữu.
Bà Lê Quang Thục Quỳnh - CEO VUS chia sẻ: “Giáo dục cho chúng ta nhìn thấy nhiều khía cạnh của cuộc sống để hiểu tầm quan trọng của các hệ thống hỗ trợ cộng đồng trong mối tương quan với gia đình, trường học. Từ đó mang đến những tác động tích cực, xây dựng tinh thần trách nhiệm cùng một trái tim yêu thương. Thông qua chuỗi dự án Quan tâm sẻ chia, VUS hy vọng có thể lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất của giáo dục đến cộng đồng”.
Nhiều hoạt động hỗ trợ học viên
Trên tinh thần đó, từ đầu tháng 8/2021, VUS đã khởi động chuỗi lớp học tiếng Anh miễn phí “English for everyone” cho mọi nhà. Với nguồn nhân lực chất lượng cao, gần 2.400 giáo viên chuẩn quốc tế tại VUS luôn sẵn sàng để lên lớp ôn luyện, nâng cao kiến thức cho học sinh trên toàn quốc.
Đại diện VUS cho biết, lớp học miễn phí không giới hạn đã thu hút 3.086 lượt đăng ký tham gia trong tháng 8/2021 với độ tuổi tập trung vào học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên và luyện thi IELTS trên nhiều tỉnh/thành. Các chủ đề thu hút sự quan tâm của học viên hướng đến kiến thức thực tiễn như: Những từ vựng phổ biến về Covid-19 (Common words in Covid-19); ngôn ngữ tích cực (Uplifting Language); Bộ từ vựng tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn (Confusing words). Trong đó, số học sinh cấp 3 tham gia lớp học tiếp tục giữ tỷ lệ tăng 69% qua từng chủ đề.
Trước tình hình giãn cách xã hội kéo dài và các tỉnh thành trên toàn quốc tiến hành khai giảng trực tuyến, VUS sẽ tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến miễn phí về Sức khỏe tinh thần (Mental Health) cho đối tượng thiếu niên và phụ huynh trong tháng 9/2021.
Trước đó, để tiếp tục lan tỏa yêu thương tích cực trong mùa giãn cách, VUS còn tổ chức minigame “Ở nhà gắn kết - Gia đình trên hết” cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong mùa dịch với giải Nhất lên đến 8.000.000 đồng.
Đồng thời, VUS cũng đã bàn giao 8 máy thở, 5.000 bộ bảo hộ chống dịch cho 4 Bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, giúp đội ngũ bác sĩ yên tâm chống dịch.
Thông qua các dự án cộng đồng phi lợi nhuận, VUS hy vọng có thể đóng góp một phần công sức giúp ổn định đời sống của người dân trong giai đoạn khó khăn này.
Trước thềm năm học mới 2021 - 2022, VUS cũng tiếp tục bày tỏ quan tâm, san sẻ gánh nặng tài chính đến mỗi gia đình học viên trên tinh thần “Vượt khó vững vàng - Tương lai tươi sáng”.
Cụ thể, trong tháng 9/2021, VUS triển khai 2.000 học bổng bán phần hấp dẫn: giảm 50% khi đăng ký 2 khoá học cho tất cả các đối tượng học viên mới, bao gồm các lớp Tiếng Anh thiếu nhi (Superkids); Tiếng Anh thiếu niên (Young Leader); Anh ngữ giao tiếp iTalk mới cho người bận rộn; Luyện thi IELTS; Tiếng Anh người lớn English Hub.
Đồng thời, VUS cũng áp dụng gói trả góp 0% lãi suất nhằm chia sẻ áp lực tài chính với phụ huynh. Với chương trình ưu đãi này, học viên vẫn có thể yên tâm tiếp tục duy trì niềm say mê học tập giữa giai đoạn nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Xem thêm ưu đãi tại https://vus.link/VUShocbongthang9.
Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, liên hệ hotline: Khu vực miền Nam: (028) 7308 3333 Đà Nẵng: 0236 7109 649 Khu vực miền Bắc: 0888671155 |
Ngọc Minh
" alt=""/>VUS đố vui online góp 20,65 tấn gạo hỗ trợ người khó khăn vì CovidKhoảng 2h đêm ngày 11/8, chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (37 tuổi) thấy mình bị rỉ ối. Thai nhi mới được hơn 34 tuần tuổi, còn cách thời điểm dự sinh khoảng 4 tuần nữa nên người mẹ vô cùng lo lắng.
Ngay trong đêm, chị Thắm cùng chồng - anh Nguyễn Mộng Lân vơ vội ít đồ đạc rồi đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An. Tại đây, cả hai được yêu cầu test nhanh Covid-19 và bất ngờ nhận kết quả dương tính.
Kết quả xét nghiệm PCR sau đó khẳng định chỉ có chị Thắm bị nhiễm bệnh còn người chồng khỏe mạnh bình thường.
Chiều 11/8, chị Thắm được chuyển tới Bệnh viện Hùng Vương (TP. HCM). Số tiền hơn 10 triệu đồng chị chuẩn bị cho việc sinh nở lúc ấy chỉ còn lại đúng 200.000 đồng.
Không người thân, tiền bạc cạn kiệt, lại bị thêm Covid-19, lòng chị rối bời. Chị Thắm khệ nệ xách túi đồ lên xe cứu thương mà nước mắt giàn giụa, ướt nhẹp hai lớp khẩu trang.
Lúc này, dù chưa có triệu chứng gì liên quan đến Covid-19 nhưng chị liên tục bị nôn ói, ra huyết. Đến khi được truyền thuốc kích đẻ, những cơn đau xuất hiện dồn dập. Cuối cùng, sau một đêm không ngủ, chị Thắm cũng được nghe thấy tiếng khóc của con lúc 7h sáng ngày 13/8. Chị chỉ kịp lờ mờ thấy bóng bác sĩ bế em bé sang phòng khác rồi lịm đi.
Suốt ngày hôm đó, chị Thắm sốt cao, có lúc lên tới 40 độ C. Sang ngày hôm sau, chỉ số SpO2 bị tụt xuống thấp. Các bác sĩ chỉ định chị phải thở oxy ngay để không bị trở nặng đột ngột.
Ở nhà, ba mẹ chị Thắm gọi video vào thấy con phải thở bình oxy thì ôm nhau khóc. Nghĩ đến cảnh con gái một thân một mình vượt cạn, lại đang mắc Covid-19, hai ông bà lo lắng tới phát ốm.
Để ba mẹ không phải suy nghĩ quá nhiều, từ sau hôm ấy, chị Thắm hạn chế gọi điện và tự mình đương đầu với con vi rút quái ác.
Suốt ba, bốn ngày, những cơn sốt cùng cơn đau co dạ con, đau vết khâu như muốn đè bẹp chị. Tuy vậy, lúc tỉnh táo, chị cố gượng dậy uống chút nước hoặc ăn đồ ăn điều dưỡng đem tới. Miệng đắng ngắt, cơ thể sau sinh rệu rã nhưng chị tự nhủ “phải ráng lên, phải ráng lên” vì nếu buông xuôi thì không ai có thể giúp mình lúc này.
Sau sinh, bầu ngực căng tức sữa khiến chị Thắm nhớ con quay quắt. Chị lo lắng không biết giờ này con mình ra sao, ăn uống thế nào. Mãi ba bốn ngày sau, chị mới nhận được chút thông tin ít ỏi từ chồng. Bác sĩ thông báo với anh, con gái ngoan, mỗi lần ăn được 40-50ml sữa. Ba bốn ngày sau, bác sĩ lại thông báo bé ăn thêm được 10ml mỗi cữ sữa.
Ngày 20/8, chị Thắm lại được chuyển qua Bệnh viện thu dung số 7 để tiếp tục điều trị. Một lần nữa, người mẹ này bước lên xe cứu thương với tâm trạng rối bời.
Quãng đường đi khá xa. Ngồi trên xe, nghĩ đến cảnh gia đình mỗi người một nơi, nghĩ đến đứa con mới sinh chưa một lần gặp mặt, chị Thắm lo lắng, “lỡ mình không còn ngày về thì sao?”.
Sinh con hơn 1 tháng, chị Thắm mới biết mặt con. |
“Có người mẹ đã mất con, tôi còn may mắn hơn rất nhiều”
Những ngày đầu đến bệnh viện thu dung, hầu như bữa cơm nào của Thắm cũng chan nước mắt. Chị lo lắng, không biết đứa trẻ mà hai vợ chồng đã mong chờ suốt hơn 10 năm nay có bị nhiễm Covid-19 hay không?
Anh Lân nhắn cho bác sĩ nhưng cũng không nhận được hồi âm. Trên giường bệnh, chị Thắm gọi cho rất nhiều số điện thoại. Cuối cùng, chị cũng kết nối được với nơi chăm sóc con mình.
Các điều dưỡng động viên chị rằng, em bé khỏe mạnh bình thường nên bác sĩ không thông báo gì thêm. Lúc ấy, chị mới thở phào nhẹ nhõm.
Chị Thắm tâm sự, phải chống chọi với Covid-19 một mình ngay sau khi vượt cạn, chị thường xuyên rơi vào tâm trạng lo âu, buồn bã. Nhưng rồi, chị lại tự động viên bản thân rằng, mình còn may mắn hơn rất nhiều người nên phải cố gắng.
“Ở cùng phòng tôi có một sản phụ mang thai được 3-4 tháng không may bị mắc Covid-19. Sau một buổi sáng tỉnh dậy, đứa bé đã không còn khiến người mẹ vô cùng suy sụp. Cảnh chị ấy ngồi bất lực bên chiếc túi bóng đen làm tôi ám ảnh mãi.
Tôi may mắn hơn rất nhiều vì con gái sinh ra khỏe mạnh, được các bác sĩ chăm sóc chu đáo. Nghĩ vậy nên tôi cố uống thuốc đầy đủ, tuyệt đối không bỏ bữa. Bữa nào không nuốt nổi cơm, tôi lại pha mỳ ăn”, Thắm nhớ lại.
Ngày 27/8, Thắm được ra viện về nhà. Chị đếm từng ngày cho hết thời gian cách ly để lên xã xin giấy đi đón con.
Đến ngày 13/9, chị được Phòng Công tác xã hội bệnh viện kết nối với chương trình Chuyến xe nghĩa tìnhcủa Hội chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh để đi đón con.
Bé gái trong vòng tay người thân sau những ngày xa cách. |
Đêm trước ngày được gặp con, chị Thắm hồi hộp không ngủ được. Khi trời vừa sáng, chị ôm túi đồ đã chuẩn bị sẵn ngồi ngóng ra cửa. Xe hẹn 10h nhưng 7h chị đã chuẩn bị xong. Mẹ chị thấy con gái không ăn sáng mà cứ thấp thỏm ngóng trông cũng sốt ruột theo.
Do có một số việc phát sinh nên đến 2h chiều chị mới được gặp con. Nhìn thấy con, nước mắt chị nhòa đi.
Khoảnh khắc nhớ mãi trong đời
Với chị Thắm, có lẽ suốt cuộc đời này, chị sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc đôi mắt đứa trẻ tròn xoe nhìn mẹ, khoảnh khắc chị được ôm con vào lòng và cảm nhận hơi thở thơm thơm mùi sữa của con.
“Chị điều dưỡng kể, bình thường bé rất ngoan nhưng cả đêm hôm trước bé gần như không ngủ. Đến khi được mẹ đón cũng cứ thức như thế. Ai cũng bảo bé biết sắp được mẹ đón về nên háo hức “khó ngủ” cả đêm”, chị Thắm tâm sự.
Trên đường về, ôm con trên tay, nước mắt chị Thắm vẫn không ngừng chảy. Tài xế lái xe bảo: “Đón được con rồi phải vui lên chứ”. Chị Thắm mới thật thà kể, suốt hơn 1 tháng qua chị đã di chuyển trên 4 chuyến xe đường dài như thế. Lần nào đi nào chị cũng khóc. Song riêng chuyến đi này, chị khóc vì hạnh phúc và quá đỗi vui mừng.
Sau hôm đón con về, chị Thắm dù rất muốn ôm ấp cưng nựng con nhưng vẫn chưa dám đến gần. Sau những ám ảnh mà Covid-19 đem lại, về nhà chị vẫn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m với các thành viên trong gia đình. Chị dự định sẽ tự cách ly hết tháng 9 mới ngủ cùng con.
Từ ngày đưa vợ đi đẻ đến nay anh Lân cũng không về nhà. Sau khi vợ chuyển lên Bệnh viện Hùng Vương, anh đã xin làm tình nguyện viên trong Bệnh viện dã chiến số 20 tại Long An.
“Nghĩ đến cảnh vợ một mình gian nan vượt cạn, anh ấy càng đồng cảm với những người không may bị bệnh nên đã tham gia chăm sóc các bệnh nhân này. Anh bảo đó cũng là cách gia đình tri ân những y bác sĩ đã giúp mẹ con tôi vượt qua dịch bệnh, đoàn tụ bên nhau”, chị Thắm bộc bạch.
Hồng Hạnh
Xe của bệnh viện chở anh về tận cổng nhà. Nhìn thấy bố, thằng út chạy ào ra đòi bế. Anh phải chạy giật lùi để tránh con. Vợ anh chạy ra vừa ôm con vừa khóc.
" alt=""/>Sản phụ F0 sinh non trong viện: Chỉ thoáng thấy con rồi lịm đi